Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp
Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một hay nhiều yếu tố kết hợp.
Chúng bao gồm:
- Chế độ ăn thiếu khoa học: Bỏ ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, nhai nuốt vội vàng, sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ… là những thói quen khiến nhiều người bị đau dạ dày.
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Thuốc lá và rượu bia đều chứa chất kích thích độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Đây là những thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày ở nam giới.
- Ảnh hưởng của thuốc tây: Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng cách hoặc kéo dài có thể khiến bạn gặp nhiều tác dụng phụ. Đau dạ dày là một trong những tác hại thường gặp nhất.
- Nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng: Những tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, tấn công vào dạ dày dẫn đến viêm loét, sưng đau niêm mạc dạ dày. Thực tế có khoảng 80% trường hợp người bị bệnh lý về dạ dày được xác định là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra.
- Căng thẳng quá mức trong thời gian dài: Stress gây tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Sau một thời gian, sẽ gây ra các bệnh lý về dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Biểu hiện của bệnh ung thư: Đau dạ dày được xem là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm ở dạ dày, tuyến tụy hay túi mật. kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như sụt giảm cân nặng, đi ngoài ra máu, ăn không tiêu, chán ăn.
- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những lý do ở trên, bạn còn có thể bị đau dạ dày do: ngộ độc thực phẩm, bất dung nạp với gluten, do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, hội chứng ruột kích thích…
- Việc sớm phát hiện bệnh và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn có hướng điều trị, loại bỏ cơn đau khó chịu nhanh hơn.
Triệu chứng bệnh đau dạ dày 90% người bệnh mắc phải
Thực tế, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ có những triệu chứng chung điển hình thường mắc ở người bệnh.
Cụ thể:
Đau ở khu vực thượng vị: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực trên rốn. Bệnh càng nặng thì mức độ đau và tần suất bị đau thượng vị ngày càng tăng.
Bụng có cảm giác ậm ạch, ăn lâu tiêu: Thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ lâu bị phân hủy khiến bạn có cảm giác ậm ạch khó chịu trong bụng mặc dù có thể đã ăn từ trước đó rất lâu.
- Buồn nôn hoặc nôn: Khi không được tiêu hóa hết, một phần thức ăn cùng với dịch vị dạ dày sẽ bị trào ngược lên trên thực quản gây kích thích buồn nôn, ói mửa, nhất là sau khi ăn xong.
- Ợ chua, ợ hơi: Khí hơi sẽ sinh ra nhiều khi thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày. Nó cũng kích thích tiết ra nhiều axit hơn làm xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua khi bạn bị đau dạ dày.
- Giảm cân: Tình trạng bệnh đau dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh bị giảm cân do ăn uống kém và không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào.
- Ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen: Triệu chứng này thường xảy ra ở những người bị viêm loét dạ dày nặng. Do tổn thương ăn sâu vào trong thành mạch khiến máu thoát ra ngoài ống tiêu hóa và trộn lẫn vào trong thức ăn gây nên hiện tượng nôn ói ra máu hoặc khiến phân bị đen, có mùi hôi thối bất thường.
- Sốt: Nếu bạn bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, hiện tượng nóng sốt có thể xảy ra.
Bị đau dạ dày khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày, bạn nên theo dõi cơ thể xem liệu các triệu chứng có tự biến mất sau đó không. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng có khuynh hướng trầm trọng hơn, hãy tới bệnh viện khám trong thời gian sớm nhất có thể.
Đặc biệt, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình huống khẩn cấp dưới đây:
- Nôn ói kéo dài quá 12 tiếng đồng hồ liên tục
- Bị sốt cao kèm đau dữ dội ở thượng vị hoặc ở bụng phải
- Nôn ói hoặc đi ngoài ra máu
- Bạn bị đau dạ dày dữ dội trong khi đang mang thai
- Có dấu hiệu bị mất nước
- Cân nặng giảm mạnh
Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh này được chia làm 2 giai đoạn phát triển gồm đau dạ dày cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng vẫn có thể chữa khỏi được sau một vài tuần. Sang đến giai đoạn mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, đau dạ dày kéo dài trong nhiều năm có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Cách điều trị đau dạ dày TỐI ƯU NHẤT
- Để đưa ra được cách chữa đau dạ dày hiệu quả, trước tiên bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây bệnh ở mỗi cá nhân thông qua công tác thăm khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán như: Nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch vị dạ dày…